Chữ "Bát" và việc nhà Lý mất ngôi Đa Bảo

  • Về việc Đa Bảo đến ở chùa Kiến Sơ và có những liên lạc với Lý Công Uẩn và những bài kệ liên quan đến việc nhà Lý mất ngôi "sau tám đời vua", truyện Xung thiên dũng liệt chiếu ứng uy tín đại vương của tập Việt điện u linh và truyện Xung thiên chiêu ứng thần vương của Lĩnh nam trích quái có đề cập tuy có một số những sai khác về văn cứ và điểm xuất phát.
  • Sử ký toàn thư trong lời bàn của Ngô Sĩ Liên về việc nhà Lý mất ngôi thì nhân vật chính của chuyện không phải là Đa Bảo, mà là Thiền sư Vạn Hạnh. Ngô Sĩ Liên viết:
Thế truyền Lý Thái Tổ lúc mới được thiên hạ, xa giá trở về Cổ Pháp đến thăm chùa làng Phù Đổng. Có thần nhân đề thơ trên cột chùa rằng:
一鉢功德水隨緣化世間光光重照爥沒影日登山Nhất bát công đức thủyTuỳ duyên hoá thế gianQuang quang trùng chiếu chúcMột ảnh nhật đăng sanMột bát nước công đứcTùy duyên hóa thế gianSáng choang còn soi đuốcBóng mất trời lên cao.
Sư Vạn Hạnh đem bài thơ dâng lên. Vua Lý Thái Tổ xem, nói rằng: "Việc thần nhân không thể hiểu được".Người đời truyền tụng nó, mà không biết nó nói gì. Đến khi họ Lý mất ngôi, mới biết bài thơ quả đúng.Chữ Bát 鉢 (của "bát nước") và chữ Bát 八 (nghĩa là "tám") phát âm giống nhau. Hai chữ Nhật 日 và San 山 tại câu cuối ghép thành chữ Sảm 旵 (tên vua Huệ Tông) có nghĩa là mặt trời lặn sau núi, hết bóng, có thể liên tưởng đến một sự chấm dứt.Bài thơ hàm ý rằng: nhà Lý chỉ tồn tại tám đời, sau đời vua Huệ Tông sẽ chấm dứt.Lịch sử Việt Nam viết về nhà Lý cho thấy rằng từ Thái Tổ trở lên đến Huệ Tông là tám đời, sau đó đến đời Lý Chiêu Hoàng thì phải nhường ngôi cho nhà Trần.Như thế, nhân vật chính của cả truyện trên đúng ra phải là Vạn Hạnh chứ không phải Đa Bảo. Và cứ vào đấy thì những bài thơ trên cũng phải là của Vạn Hạnh. Chúng thực tế có thứ chất thơ phong thủy và sấm truyền của những bài thơ hiện còn lưu truyền mệnh danh là của Vạn Hạnh.
  • Việt sử tiêu án cũng ghi lại chuyện Lý Thái Tổ gặp bài thơ vừa nói, nhưng không ghi ai dâng lên.